Chùa Chí Linh: Nơi rộn ràng và hân hoan nhất trong ngày Phật Đản
Đại lễ Phật đản là ngày kỷ niệm đức Phật Thích Ca Mâu Ni sinh ra vào rằm tháng Tư âm lịch. Ngày này, các ngôi chùa trên khắp cả nước tổ chức nhiều hoạt động văn hóa và an sinh xã hội để tôn vinh những giá trị nhân bản của Phật giáo.
Theo lịch sử, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được cho là sinh vào ngày trăng tròn tháng Vesak năm 624 trước tây lịch tại vườn Lâm Tỳ Ni - nơi nằm giữa Ca Tỳ La Vệ và Devadaha ở Nepal.
Trước năm 1959, các nước Đông Á thường tổ chức ngày Đại lễ Phật đản vào ngày 8/4 âm lịch theo lý giải của bắc truyền Phật giáo. Nhưng Đại hội Phật giáo thế giới lần đầu tiên, tại Colombo (Tích Lan) được tổ chức từ 25/5 đến 8/6/1950, 26 nước là thành viên thống nhất lấy ngày Phật đản quốc tế là ngày rằm tháng Tư âm lịch hàng năm (15/4). Từ năm 1999, ngày lễ Phật đản đã được Liên Hiệp Quốc công nhận là ngày lễ hội văn hóa tâm linh thế giới.
Có mặt tại chùa Chí Linh, PV Dân Việt ghi nhận rất đông người dân từ khắp mọi nơi trở về đây để mừng Đại lễ Phật đản 2567.
Mùa Phật đản năm này, chùa Chí Linh trở nên rộn ràng, hân hoan hơn với không khí lễ hội. Trong dịp này mọi người sẽ cùng tôn vinh những giá trị về tư tưởng, đạo đức, triết lý sống nhân bản mà đức Phật đã tạo dựng để muôn đời sau nhân loại vẫn hướng về.
Các sự kiện, các hoạt động văn hóa, các chương trình an sinh xã hội như: làm lễ đài để tổ chức chương trình văn nghệ, diễu hành xe hoa, thả đèn hoa đăng và phóng sinh trên sông, thuyết giảng về Phật pháp, nghi thức tắm Phật, tặng quà các gia đình chính sách, người già neo đơn tàn tật…tất cả đều nhằm tạo thắng duyên công đức dâng lên ngày trọng đại này của Phật giáo.
Đại Đức Thích Tuệ Minh- Trụ trì chùa Chí Linh chia sẻ:"Đức Phật là một bậc giác ngộ chứ không phải một đấng cứu thế. Cho nên Phật là danh từ chung cho tất cả những ai đạt được sự giác ngộ, danh từ đó không phải độc quyền. Đức Phật luôn xem mình là người chỉ đường, đưa ra con đường tốt xấu để chúng sinh lựa chọn mà đi. Hoặc như vị lương y, chỉ bệnh và bốc thuốc, chúng sinh phải là người thực hiện theo nguyên tắc uống thuốc trị bệnh mới hết bệnh. Tinh thần nhà Phật luôn khuyến hóa khả năng giác ngộ tự thân chớ không nô lệ vào tha nhân."
: Theo Phật dạy thì con người sang hay hèn, quý hay tiện không phải do sinh ra mà do hành động tạo nên con người thấp hèn hay cao quý. Cũng trên tinh thần này, đức Phật luôn đề cao bình đẳng giới tính trong địa vị, nhân cách trong xã hội của người Nam và người Nữ.à bốc thuốc, chúng sinh phải là người thực hiện theo nguyên tắc uống thuốc trị bệnh mới hết bệnh.
No comments