NSƯT Trần Hạnh ngồi bán mũ ở ga Hà Nội: "Chí Trung xin tiền hộ, tôi chẳng biết nói sao" - TIN TỨC GIẢI TRÍ

Breaking News

NSƯT Trần Hạnh ngồi bán mũ ở ga Hà Nội: "Chí Trung xin tiền hộ, tôi chẳng biết nói sao"

So với ngày nay diễn viên là một nghề có thể nói hái ra tiền còn với thế hệ cũ như ông nhiều người cho đến cuối đời nhiều người vẫn sống trong cảnh khó khăn, với cá nhân ông cuộc sống khi về già có còn vất vả như người ta vẫn nói?

Có lần tôi định nói với một phóng viên trẻ thấy tôi ngồi bán mũ mà giật tít lên thành “Diễn viên Trần Hạnh ngồi bán mũ ngoài đường để mưu sinh”. Nhưng cuối cùng nhiều người cũng bảo tôi thôi không cần phải đính chính vì bọn trẻ không biết chuyện, thấy tôi ngồi đây mà viết bừa trên báo, họ cũng phải lăn lộn thế này thế khác.

Tôi bán hàng ở đây chẳng thấy có gì đáng ngại, ngồi trông hàng vừa để cho vui vừa giúp đỡ con cháu chứ đâu phải để kiếm sống. Với tôi làm việc gì cũng được miễn là không phạm pháp, đừng so đo nghề này cao quý nghề kia thấp hèn. Nghề nào cũng bình đẳng như nhau cả.

Cách đây 2 năm, NSƯT Chí Trung thấy ông phải ngồi bán hàng phụ con cái vất vả đã kêu gọi khán giả ủng hộ tiền khiến gia đình ông khó xử và con cháu ông đã phải lên tiếng từ chối tiếp nhận giúp đỡ. Sau sự cố đó mối quan hệ của ông và nghệ sĩ Chí Trung thế nào?

Sau lần đó tôi và Chí Trung vẫn thân nhau vì cùng là đồng nghiệp hơn nữa tôi còn cùng thế hệ với nghệ sĩ Quý Dương là bố của cậu ấy nên biết nhau từ rất lâu rồi. Tôi cũng nói với Chí Trung về chuyện ủng hộ từ thiện có làm ảnh hưởng tới cuộc sống của tôi và các con. Tôi không hề xin cậu ấy hay khán giả nên cuối cùng mọi người ủng hộ như vậy tôi rất khó xử chẳng biết phải nói sao.

Là một trong những nghệ sĩ thành công cả hai lĩnh vực sân khấu và tuyền hình nhưng lại không đạt được nhiều danh hiệu sau những cống hiến không biết mệt mỏi cho nghệ thuật, có khi nào ông cảm thấy chạnh lòng. Nhất là sau khi có thông tin về việc đề nghị “xét đặc cách” danh hiệu NSND cho ông?

Tôi không bao giờ thấy chạnh lòng vì nghệ sĩ có thể vài chục năm vẫn còn theo đuổi sân khấu, được khán giả nhớ đến còn cán bộ những người tổ chức xét duyệt danh hiệu thì thay đổi liên tục. Cứ người này lên chức người kia về hưu thì việc các nghệ sĩ bị quên lãng là điều khó tránh khỏi.

Như tôi ngày trước, diễn những vở kinh điển như “Lam Sơn tụ nghĩa” hay “Âm mưu và tình yêu” bây giờ đâu còn ai biết, lúc đó chưa có phim ảnh, chưa có báo chí truyền thông như bây giờ, một vở diễn lưu lại được vài bức ảnh đen trắng thì nói lên được điều gì. Còn vở “Tiền tuyến gọi” của Trần Quán Anh, tác giả vẫn còn sống nhưng bây giờ tôi lấy gì cụ thể chứng minh những việc tôi đã làm cho sân khấu Việt Nam? Bây giờ có hỏi lại may ra có những người tầm tuổi 70-80 đi xem vài lần thì còn nhớ những vở diễn đó còn không thì ai biết.

No comments