Thần đồng hội họa 14 tuổi không dám lộ chuyện bán tranh giá 150.000 USD với bạn bè - TIN TỨC GIẢI TRÍ

Breaking News

Thần đồng hội họa 14 tuổi không dám lộ chuyện bán tranh giá 150.000 USD với bạn bè

Thần đồng nghệ thuật 14 tuổi người Việt Nam nói với tôi trong buổi triển lãm cá nhân đầu tiên ở London, khi chúng tôi xem bức tranh đầu tiên của em là chân dung mẹ. Nguyễn Thị Thu Sương là đối tượng quan sát phù hợp đầu tiên đối với người nghệ sĩ tí hon. Cô sở hữu hai phòng tranh ở TP.HCM và khuyến khích Xèo và hai anh trai đi học vẽ không lâu sau khi biết đi.

"Nếu không có mẹ, tôi sẽ chẳng là gì cả và sẽ không đứng ở đây để nói chuyện với bạn", Xèo Chu nói.

Thần đồng hội họa 14 tuổi không dám lộ chuyện bán tranh giá 150.000 USD với bạn bè - Ảnh 1.

Một tác phẩm của Xèo Chu tại triển lãm. Ảnh: Harry Johnson.

Mẹ của Xèo Chu kể rằng, cậu xin phép được tham gia lớp học nghệ thuật với các anh trai của mình. Vì vậy, cô đã đưa cho cậu một cây bút chì và một cục tẩy và để tham gia các buổi học vẽ sau giờ học chính khóa. Những người anh em Xèo đã thôi học, nhưng cậu thì lại tìm thấy niềm đam mê của mình. "Tôi yêu hội họa. Ngay cả khi đôi lúc tôi phải vẽ một mình thì hội họa vẫn mang lại niềm vui ngập tràn cho tôi. Tôi có thể chìm đắm hàng giờ liền khi vẽ".

Đối với tôi bức chân dung đầu tiên của Xèo Chu không có gì nổi bật - đôi tai quá khổ quyến rũ và là nụ cười của người mẹ mà cậu bé âu yếm dành cho người mẹ trong tranh của mình không có gì đặc biệt, bạn có thể nhìn thấy những bức tranh tương tự trên tường của trường mẫu giáo. Thế nhưng sự phát triển về nghệ thuật của Xèo Chu trong một thập kỷ kể từ ngày đó là phi thường, ít nhất là về mặt doanh số và giá trị của các bức tranh. Cậu đã bán bức tranh đầu tiên của mình cho một khách đến thăm phòng tranh của mẹ. "Tôi đã thực sự hạnh phúc. Đó là khi tôi lên sáu tuổi", Xèo Chu nói. Kể từ đó, tác phẩm của họa sĩ nhỏ tuổi đã được thu thập khắp nơi trên thế giới, từ Mỹ đến Nhật Bản và nhiều nơi khác. Nhiều nhà phê bình thường so sánh cậu với Jackson Pollock, một tên tuổi trong trường phái trừu tượng thập niên 1940-1950, những bức tranh của Xèo Chu có giá 150.000 USD. Với cuộc triển lãm mới này ở London's Mayfair, sau những cuộc triển lãm khác ở Việt Nam, Singapore và New York, cậu ấy đã có những triển lãm cá nhân ở ba lục địa. Đó là thành quả không tồi đối với bất kỳ ai, nhưng đặc biệt đáng chú ý đối với một cậu bé sinh năm 2007.

Xèo Chu thậm chí còn xứng đáng là tấm gương cho những cô, cậu bé tuổi teen lười biếng. Cậu đã kết hợp sự khéo léo của Diego Rivera, người bắt đầu vẽ khi mới 3 tuổi với tấm lòng vĩ đại của Marcus Rashford, một cầu thủ bóng đá năng làm từ thiện. Khi mới 10 tuổi, Xèo Chu đã có cuộc triển lãm tranh đầu tiên ở Singapore và sử dụng 20.000 USD tiền thu được để ủng hộ quỹ phẫu thuật tim, những người già sống một mình và trẻ em lang thang tại TP.HCM.

Mùa hè năm ngoái, Xèo Chu đã bán tám tác phẩm của mình dưới dạng NFT trong một cuộc đấu giá trực tuyến trên trang Facebook của mình, quyên góp tổng số tiền thu được từ cuộc đấu giá là 2,9 tỷ đồng cho một bệnh viện để mua thuốc chữa bệnh, thiết bị để chống lại Covid-19. Mẹ cậu nói: "Tôi học hỏi được nhiều thứ từ con, ngay cả khi cháu chỉ là một cậu bé. Cháu dạy cho tôi đức tính hào phóng".

Vào mùa hè năm ngoái, Xèo Chu cũng cho người ta thấy rằng cậu là một họa sĩ có phong cách hiện đại. Một phòng triển lãm tranh ảo đã được cậu tạo ra tại TP.HCM. Những người yêu nghệ thuật trên khắp thế giới có thể đến thăm nhờ vào một con robot cho phép khán giả quan sát kỹ hơn tại 30 bức tranh khác nhau được vẽ trong đại dịch. Khán giả cũng có thể xem trực tiếp Xèo Chu vẽ.

Tôi hỏi Xẻo Chu rằng, liệu anh em và bạn bè của cậu có phẫn nộ với thành công của mình không? "Tôi  không thích nói về bức tranh của mình với họ chỉ vì lý do đó. Đại loại tôi giấu kính bưng chuyện này với bạn bè của mình", Xèo Chu nói.

Thần đồng hội họa 14 tuổi không dám lộ chuyện bán tranh giá 150.000 USD với bạn bè - Ảnh 2.

Một tác phẩm tại triển lãm của Xèo Chu ở London. Ảnh: Harry Johnson.

Chúng tôi leo lên một cầu thang để đến triển lãm chính về tác phẩm của Xèo Chu, đi ngang qua con đường treo những bức tranh đầu tiên treo trên tường. Đây là những tác phẩm lọt vào mắt xanh của giáo viên mỹ thuật Nguyễn Hải Anh, người đã nói với mẹ của Xèo Chu: "Đây là lần đầu tiên tôi thấy một đứa trẻ bốn tuổi vẽ được như vậy. Đường cọ bay, chắc chắn như một nghệ sĩ thực thụ". Một trong số đó là phong cảnh mà cậu ấy vẽ khi mới 5 tuổi khi ngồi trên sân hiên nhìn ra kênh Quận 4 của thành phố. Có những bức tranh vẽ những chú chó, giàn mướp đắng, nắng xiên qua ô cửa và rất nhiều hoa. Thu Sương nói: "Tôi yêu hoa và tôi rất vui khi Xèo Chu vẽ chúng".

Xèo Chu (có nghĩa là "chú heo con") thường chụp lại những gì anh nhìn thấy trong các chuyến đi về vùng nông thôn và vẽ lại chúng tại nhà. "Tôi yêu thiên nhiên. Tôi tìm thấy vẻ đẹp ở trong đó. Tôi muốn vẽ lại những gì mình nhìn thấy", Xèo Chu tâm sự.

Chính vì điều này, tôi thấy rằng so sánh Xèo Chu với Jackson Pollock dường như có chút khập khiễng. Một họa sĩ theo trường phái trừu tượng thì không vẽ lại những gì anh ta nhìn thấy, ít nhất là không theo cách mà Xèo Chu làm. "Ôi Jackson Pollock! Mọi người đều nói tôi giống ông ấy, thế nhưng tôi thì lại không chắc lắm", Xèo Chu giả vờ cười bực tức.

Chúng ta đang đứng trước một trong những bức tranh trừu tượng đầy màu sắc được vẽ trong thời kỳ trưởng thành hơn của Xèo Chu. Bức tranh được vẽ khi Xèo Chu bước vào trường phái trừu tượng, khiến nhà trưng bày tranh ở New York George Bergès, người đã thuyết trình chương trình tại Mỹ đầu tiên của Xèo Chu, so sánh tác phẩm của cậu ấy với tác phẩm của Pollock: "Xèo Chu đang tạo ra những tác phẩm tương tự ngay từ những ngày đầu của sự nghiệp của Pollock".

Bergès lập luận rằng, hơn 300 bức tranh của Xèo Chu đã tác động vào vô thức tập thể theo cách mà các nghệ sĩ lớn tuổi phải vật lộn để chạm vào nó. "Đối với tôi, rất thú vị khi làm việc với một nghệ sĩ trước tuổi dậy thì, bởi vì nó thách thức quan niệm của tôi về nghệ thuật và cách trải nghiệm cuộc sống để đi vào nghệ thuật. Một người có kinh nghiệm sống hạn chế sáng tạo ra những tác phẩm có chiều sâu và phức tạp, nó sẽ cho bạn thấy được vô thức tập thể mà tất cả chúng ta đều có thể chạm tới", Bergès nói.

Có lẽ hoặc có thể là góc nhìn của một trong những nhà sưu tập tranh của Xèo Chu, Karlene Davis, Tổng lãnh sự New Zealand tại Việt Nam, chỉ ra gần đúng hơn. "Tôi thích cách Xèo Chu thể hiện ánh sáng và màu sắc. Cậu nhìn thấy nhiều hơn mắt thường và thể hiện được tinh thần của bức tranh. Chúng thật tinh tế".

Tôi hỏi Xèo Chu bức tranh yêu thích của cậu là gì. Cậu đưa tôi đến một tác phẩm treo trên lò sưởi, vẽ một tia nắng lúc hoàng hôn. "Tôi đã ở trong nhà quá lâu vì đại dịch và sau đó cuối cùng chúng tôi được về vùng ngoại ô, bức tranh này cho thấy cảm xúc của tôi khi được trở về với thiên nhiên một lần nữa". Theo tôi, những bức tranh đẹp nhất của cậu ấy là tranh phong cảnh, chẳng hạn như loạt tranh vẽ ruộng bậc thang Mù Cang Chải ở phía bắc Việt Nam. Tác phẩm lớn nhất của cậu cho đến nay là Vịnh Hạ Long, có kích thước 200cm x 480cm, vẽ trong ba tháng.

Chuyện vẽ của bạn tiến triển thế nào? "Chắc chắn rồi. Khi bắt đầu, tôi chủ yếu nhìn thấy hoa nên tôi đã vẽ chúng. Sau đó, tôi bắt đầu đi du lịch, vì vậy tôi đã vẽ một số phong cảnh thực sự độc đáo của Việt Nam. Chúng tôi thỉnh thoảng đến cả Canada". Xèo Chu cũng hy vọng sẽ có thời gian để vẽ cả những cảnh đẹp tại London.

Xèo Chu không phải là thần đồng nghệ thuật đầu tiên. Vào năm 2013, Kieron Williamson, một cậu bé 10 tuổi đến từ Norfolk được mệnh danh là "Mini Monet" vẽ tranh được bán với giá 250.000 bảng và cháy hàng trong vòng chưa đầy 20 phút. Nghệ sĩ người Mỹ gốc Romania, Alexandra Nechita, được mệnh danh là "Petite Picasso" cho các tác phẩm theo trường phái lập thể của mình ở tuổi 11 vào năm 1996, các tác phẩm của cô đã được bán với giá khoảng 100.000 USD.

Thần đồng hội họa 14 tuổi không dám lộ chuyện bán tranh giá 150.000 USD với bạn bè - Ảnh 3.

Tác phẩm vẽ ruộng bậc thang tại triển lãm "Thế giới lớn qua đôi mắt nhỏ". Ảnh: Harry Johnson.

Theo nhà thẩm định nghệ thuật Barden Prisan, khi các nhà sưu tập đưa các tác phẩm của những nghệ sĩ này ra thị trường chưa chắc đã bán tốt. Viết trên tạp chí Forbes, Prisant phát hiện ra rằng cuộc đấu giá cao nhất gần đây mà anh có thể tìm được cho tranh của Nechita chỉ là 20.000 USD. "Thật đáng ngạc nhiên và kinh ngạc, chính tác phẩm đó đã được bán vào năm 1998 với giá 92.000 USD". Prisant nhận thấy rằng, hai trong số các tác phẩm của Williamson được đấu giá gần đây đã không bán được. Có lẽ sự nổi tiếng và giá các bức tranh của Xẻo Chu sẽ có số phận tương tự.

Điều này không mảy may ảnh hưởng tới Xèo Chu. "Tôi thực sự không biết thần đồng nghĩa là gì. Và tôi không thực sự quan tâm. Đó không phải là lý do tại sao tôi vẽ", cậu nói. Giáo viên của Xèo Chu đã chỉ ra một cách đúng đắn rằng, học trò của anh ấy không bị ràng buộc bởi bất kỳ trường học hay luật lệ nào. Vì vậy tác phẩm của anh ấy có một sự tươi mới trẻ trung. "Anh ấy luôn để tôi tự do lựa chọn những gì tôi muốn vẽ. Đôi khi anh ấy sẽ nói như thế này trông sẽ tốt hơn nhưng chúng chỉ là gợi ý", nghệ sĩ 15 tuổi cười nói.

Nỗi lo là sự tươi trẻ sẽ tan biến khi Xèo Chu trưởng thành và cứng cáp hơn, như chắc chắn tất cả các nghệ sĩ trưởng thành đều vậy. Bergès nói rằng, khách hàng của anh ấy cần được bảo vệ khỏi quá nhiều truyền thông, điều mà tôi nghi ngờ là đúng: tiếp xúc quá nhiều có thể khiến Xèo Chu suy tư về những thứ không liên quan đến nghệ thuật. Triển lãm ở London là một hồi tưởng về 10 năm đầu tiên của cậu với tư cách là một nghệ sĩ. Bạn có thể tưởng tượng cuộc triển lãm khác trong 10 năm nữa sẽ như thế nào không? "Ai biết được liệu tôi có còn vẽ hay không", Xèo Chu trả lời.

Xeo Chu nói với tôi cậu không biết nhiều về nghệ thuật, nhưng cậu ấy muốn học. Khi tôi nói rằng, trong phòng trưng bày bên cạnh triển lãm của cậu là nơi trưng bày các tác phẩm của cố nghệ sĩ huyền bí người Thụy Điển Hilma af Klint. Xèo Chu trông rất thích thú khi biết rằng có người đã được các linh hồn hướng dẫn cách vẽ những bức tranh của cô ấy. Mẹ của cậu nói với tôi rằng, họ đang dành thời gian ở London với mục đích cho con trai của bà học nghệ thuật ở đây. Bạn có thể trở thành Tracey Emin hoặc Damien Hirst tiếp theo, tôi nói với cậu ấy. "Có thể. Nhưng tôi thực sự không chắc mình muốn trở thành gì khi lớn lên. Tôi chỉ là một đứa trẻ", Xèo Chu đáp.

No comments