Giải C Sách Quốc gia: Hồn cốt Việt trên bia tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám - TIN TỨC GIẢI TRÍ

Breaking News

Giải C Sách Quốc gia: Hồn cốt Việt trên bia tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Cuốn sách cho thấy kho tàng mỹ thuật của Việt Nam đang còn ẩn khuất dưới các mái đình, mái chùa… thực sự phong phú và quý báu, cần được quan tâm nghiên cứu.

Niềm kiêu hãnh của kẻ sĩ Việt

Cuốn sách Nét Việt trên bia tiến sĩ Văn Miếu - Quốc Tử Giám do TS. Trần Hậu Yên Thế và KTS. Trần Trung Hiếu đồng chủ biên, NXB Mỹ thuật ấn hành đoạt giải C - Giải Sách Quốc gia 2020 với hơn 600 hình ảnh sắc nét, sống động về 82 bia tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám không chỉ lưu thông tin người đỗ đạt, mà còn thể hiện niềm kiêu hãnh của kẻ sĩ Việt, muốn gánh vác trọng trách văn hiến nước nhà.

Với Nét Việt trên bia Tiến sĩ Văn Miếu - Quốc Tử Giám hai tác giả đã có cách nhìn, hướng tiếp cận mới và dày công nghiên cứu, xử lý kho dữ liệu đồ sộ của 82 tấm bia tiến sĩ Văn Miếu - Quốc Tử Giám để cho ra đời ấn phẩm này.

Giải C Sách Quốc gia: Hồn cốt Việt trên bia tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Cuốn sách cho thấy kho tàng mỹ thuật của Việt Nam đang còn ẩn khuất dưới các mái đình, mái chùa… thực sự phong phú và quý báu, cần được quan tâm nghiên cứu.

Đây là ấn phẩm gồm 288 trang ảnh, lần đầu tiên giới thiệu đến công chúng đầy đủ hình ảnh kèm giải nghĩa cho từng họa tiết và các đặc điểm đáng nhớ của 82 tấm bia Tiến sĩ Văn Miếu - Quốc Tử Giám dưới bốn hình thức ảnh chụp - bản rập - bản nét - bản phác họa. Với hơn 600 hình ảnh của từng tấm bia, nhóm bia đến từng chi tiết chim muông, cỏ hoa… đều hiện lên vô cùng sắc nét, sống động. Tất cả như được đánh thức, hồi sinh để cùng tâm tình với độc giả về vẻ đẹp nguyên sơ, thâm trầm, đầy kiêu hãnh của những pho sử đá dẫu đã phải trải qua nhiều thăng trầm, biến cố của thời cuộc.

TS. Trần Hậu Yên Thế chia sẻ: "Trong những lần trò chuyện với TS. Lê Xuân Kiêu - Giám đốc Trung tâm Hoạt động VHKH Văn Miếu - Quốc Tử Giám, chúng tôi rất tâm đắc với mong muốn trao truyền những thông điệp lịch sử của tiền nhân trên 82 bia cho thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay, cũng như lan tỏa vẻ đẹp của tâm hồn Việt đến bạn bè 5 châu".

Giải C Sách Quốc gia: Hồn cốt Việt trên bia tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Với hơn 600 hình ảnh của từng tấm bia, nhóm bia đến từng chi tiết chim muông, cỏ hoa… đều hiện lên vô cùng sắc nét, sống động.

Lấy tên là "nét Việt" ngụ ý của nhóm tác giả chính là "nết Việt" - nhấn mạnh giá trị nghệ thuật nhưng cũng là ngụ ý "nết Việt" trên bia tiến sĩ Thăng Long. Nết Việt không phải tự dưng mà có.

"Những đứt gãy văn hóa, cách biệt với thẩm mỹ cổ truyền khiến cho phần đông học sinh, sinh viên tới đây cốt để khấn vái, xoa đầu rùa. Như trong cuốn sách đã phân tích, rùa đặc biệt ở nhóm bia thời Lê Sơ, là những tượng rùa đẹp nhất Việt Nam.

Hình tượng này còn ẩn giấu niềm kiêu hãnh của kẻ sĩ Việt khi thấy mình trong vị thế gánh vác trọng trách văn hiến nước nhà, là bệ đỡ cho văn hóa dân tộc hay như lời của Thân Nhân Trung: Hiền tài là nguyên khí quốc gia", TS. Trần Hậu Yên Thế chia sẻ. 

Viết ra được cuốn sách này, nhóm tác giả chia sẻ họ gặp thuận lợi hơn là khó khăn và điều họ vui mừng nhất là khi sách nhận được sự đón nhận từ các gia đình, dòng họ có người từng đỗ đạt, được lưu danh trên bia tiến sĩ. 

Tích hợp sách với công nghệ hiện đại

TS. Trần Hậu Yên Thế cho hay, điều mong mỏi và những luyến tiếc của anh và cộng sự về cuốn sách cũng nhiều. Dù chất lượng sách in rất tốt nhưng nhóm tác giả vẫn mong muốn có sự tích hợp sách với công nghệ hiện đại.

"Chẳng hạn kết hợp với một ứng dụng cài đặt trên điện thoại. Khi đưa điện thoại vào ảnh chụp mỗi bia, bia đó xuất hiện, có thể phóng to, thu nhỏ tùy ý để ngắm kỹ chi tiết chạm khắc hoặc văn tự. Ứng dụng này sẽ vượt qua hạn chế in ấn. Nhờ ứng dụng này, cuốn sách sẽ được cá nhân hóa theo sở thích, thị hiếu của người sử dụng. Ứng dụng công nghệ cũng sẽ giúp mở rộng nội dung, vượt qua giới hạn của loại hình sách in", TS. Trần Hậu Yên Thế chia sẻ.

Giải C Sách Quốc gia: Hồn cốt Việt trên bia tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Cuốn sách Nét Việt trên bia Tiến sĩ Văn Miếu - Quốc Tử Giám gồm 3 chương: Dẫn nhập về nghiên cứu đồ án; Khái quát về quá trình lập bia và đặc điểm bia tiến sĩ Văn Miếu - Quốc Tử Giám; Hệ thống đồ án trang trí trên 82 bia tiến sĩ Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Nội dung mỗi tấm bia tiến sĩ có 3 phần: tiêu đề, bài ký, họ tên các tiến sĩ và quê quán. Mỗi bài ký trên bia là một áng văn chương mẫu mực thể hiện rõ quan điểm tư tưởng về triết học, sử học, về giáo dục đào tạo và sử dụng nhân tài. Những người tham gia dựng bia như: người soạn, người nhuận, người viết, người khắc được liệt kê rõ ràng.

Cuốn sách không những cho chúng ta thấy kho tàng mỹ thuật của Việt Nam đang còn ẩn khuất dưới các mái đình, mái chùa… thực sự phong phú và quý báu, cần được quan tâm nghiên cứu mà còn góp phần giới thiệu, quảng bá tinh hoa của văn hóa Việt Nam.

Tình Lê 

Cuốn sách được ví như 'bản trường ca' về các vị thuốc Đông y cổ truyền

Cuốn sách được ví như 'bản trường ca' về các vị thuốc Đông y cổ truyền

Toát yếu Đông Dược diễn ca - cuốn sách được diễn đạt dưới dạng văn vần như một bản trường ca, bao gồm: 6.202 câu thơ liên hoàn về vần, điệu thể lục bát, viết về gần 400 vị thuốc,..

No comments